Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Thuế tôi vẫn nộp mà mất quyền công dân

Thuế tôi vẫn nộp mà mất quyền công dân
 Điều nghịch lý này tôi muốn gửi đến Chủ tịch nước và gần 500 đại biểu của dân

  Tên tôi là Trần thị Tịnh (nữ) sinh năm 1952  (có ảnh kèm theo). Tôi cùng gia đình gồm 6 người là Việt kiều ở Thái lan về nước năm 1961 đã nhập Hộ tịch, hộ khẩu ngụ tại tổ 10 (nay là tổ 6) phường Hai Bà Trưng thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.
   Tôi có chồng và 2 con đã trưởng thành do hoàn cảnh éo le nên tôi đang sống độc thân. Từ năm 1992 đến nay tôi vẫn thường xuyên cư ngụ tai Phường Hai Bà Trưng trong căn phòng thuê dài hạn vì tôi không có nhà.
   Ngôi nhà của bố mẹ tôi bị người chị và anh rể chiếm đoạt sau khi bố mẹ tôi qua đời (1991 và 1992). Trước đó, năm 1984 sổ hộ khẩu mà chủ hộ là bố tôi, ông Trần Quang Viết vẫn có tôi Trần thị Tịnh, và 2 con tôi là Lê Anh Tú (sinh 1981) và Lê Tú Ngọc (sinh 1983). Cùng thời gian này,  2 chị gái đã cắt khẩu theo chồng, anh trai cũng chuyển khẩu về Nam định, riêng tôi không cắt khẩu. Sau khi mai táng cho bố mẹ thì sổ hộ khẩu do chị gái là Trần thị Tuyết nắm giữ và đến năm 1989 xuất hiện sổ hộ khẩu khác do Trần thị Tuyết là chủ hộ cùng với chồng và 2 con (thay thế sổ hộ khẩu mà bố tôi là chủ hộ) được đăng ký vào số nhà của bố, mẹ tôi  tổ 10 phường Hai Bà Trưng và thế là tôi bị đuổi ra khỏi nhà và cắt khẩu ngoài ý muốn  từ đó.
   Nghề nghiệp của tôi là buôn bán, lúc thì buôn bán riêng, lúc thì làm thuê cho chủ lớn, thường xuyên đi áp tải hàng từ nơi xuất đến nơi nhập để hưởng hoa hồng. Nhà không có, luôn ở nhà thuê từ năm 1992 đến nay và luôn cư ngụ tại nơi tôi có hộ khẩu ( phường Hai Bà Trưng)
   Khi mà không còn chế độ cấp phát tem phiếu nên tôi không để ý đến hộ khẩu, cứ yên tâm sổ hộ khẩu của gia đình vẫn còn đó.  Khi bắt buộc công dân phải có chứng minh  nhân dân để thuận tiện cho việc đi lại thì tôi mới tìm đến hộ khẩu , và tôi được biết sổ hộ khẩu cũ không còn. Tôi không cắt mà hộ khẩu tôi không còn nó liên quan đến việc chị tôi cố ý chiếm đoạt ngôi nhà của bố mẹ và có sự thông đồng, bảo kê của
Nguyễn Đức Trại. cán bộ phụ trách hộ khẩu của CA phường  H.B.T lúc đó.
    Sau này (2005) tôi làm đơn xin phục hồi hộ khẩu thì nhận được công văn báo cáo cấp trên kiêm trả lời đương sự số 475/BC của công an thành phố Phủ lý do ông thượng tá Đặng Đình Cảnh ký ngày 25/9/2006. Nội dung công văn nói rõ, Theo nghị định 51 và nay là luật Cư trú thì không có nhà không được đăng ký hộ khẩu.
    Công văn số 475/Bc còn nói rõ tôi không có nhà là do tôi thua kiện việc tranh chấp ngôi nhà của bố mẹ. Điều này ngầm khẳng định tôi thua tranh chấp tài sản cũng đồng thời bị xóa hộ khẩu là đúng pháp luật ?
   Kinh thưa ông chủ tịch nước và các vị đại biểu của dân, các vị ngồi họp bàn rồi sinh ra luật, các vị hãy trả lời trước công luận, một  người như tôi đây, có ảnh chụp đây hàng tháng vẫn đóng thuế cho nhà nước không dưới 200 nghìn đồng/tháng mà lại không được đăng ký hộ khẩu là hợp lý, đúng pháp luật VN hay là điều nghịch lý trớ trêu ? Vì từ nay đến lúc chết chắc chắn tôi không có nhà và đến khi đó tôi cũng không có quyền báo tử ? Tôi sống ngoài lề xã hội và tôi vẫn phải đóng thuế hàng tháng ?
10% thu nhập của tôi để nuôi các vị , rồi pháp luật vô trách nhiệm với tôi ?
    Tôi đã viêt đơn theo luật định, tôi đã tranh luận với những cán bộ hữu trách mà chưa bao giờ được nghe câu trả lời trực tiếp vào câu hỏi như trên của tôi . Nay tôi nhờ Internet đăng tải dùm để đến tai các vị đại biểu của dân mong giải quyết điều nghịch lý này trước khi chết. Tôi năm nay 62 tuổi                  
                                                                 Ngày   9/8/2013
                                                                   Trần thị Tịnh  

   



Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Cộng Sản Lấy Đất Dân Oan Bán Cho Việt Kiều


Chị Nguyễn Thị Kim Hai: Cộng Sản Lấy Đất Của Tôi Bán Cho "Việt Kiều" Ở Mỹ!!!
Ông Hoàng Đức Doanh: "Đất Nước Này Không Có Kỷ Cương - Không Có Luật Pháp!
Cuộc Tranh Chấp Giữa Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn Và Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy Như Thế Nào?
Lê Thị Kim Thu phối hợp và thực hiện

Cụ Vũ Thị Lý quê - Hà Nam- đang trả lời phỏng vấn
của Vietnam Exodus

Trong buổi nói chuyện với dân oan vào ngày 22 tháng 08, 2007, chúng tôi được biết một gia đình "Việt Kiều" tại Mỹ đã làm khổ một dân oan trong việc cộng sản lấy đất của dân và bán lại cho "Việt Kiều" gây ra cảnh màn trời chiếu đất cho dân oan.

Tình trạng trên nói dưới không nghe đang xãy ra tại Việt Nam như thế nào? Việc tranh chấp giữa nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy xãy ra như thế nào? Xin mời quý bạn đọc theo dõi buổi nói chuyện với dân oan do chị Lê Thị Kim Thu phối hợp và thực hiện.


Đoạn 1

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

Đoạn 2

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

Đoạn 3

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

Đoạn 4

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

Đoạn 5

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

Đoạn 6

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

Đoạn 7

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

ông Nguyễn văn Thân - Quê Bắc Giang

Ông Hoàng Đức Doanh - Quê Hà Nam

Bà Hoàng Thị Chuyên - quê Hà Nam ( Vừa nói,vừa khóc)

Nguyễn Thị Kim Hai quê Long an (vừa nói,vừa khóc)

Nguyễn Thị Hướng - Quận Thanh Xuânn - Thà nh Phố Hà Nội

Dương thị Chinh - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Thị Gấm - Tỉnh Quảng Ninh
nguồn: http://www.vietnamexodus.info/vne/modules.php?name=News&file=print&sid=2356

Dân Oan Tỉnh Hà Nam Tố Cáo Chủ Tịch Nhân Dân Tỉnh Hà Nam: Trần Xuân Lộc Tham Nhũng và Đinh Văn Cương Tham NhũngDân Tỉnh Hà Nam: Trần Xuân Lộc Tham Nhũng và Đinh Văn Cương Tham Nhũng Ông Trần Văn Khiết - Xóm 9 - Cát lại - Bình Nghĩa - Bình Lụt - Tỉnh Hà Nam Vào ngày 26 tháng 12, 2007, dân oan tỉnh Hà Nam đã kéo lên 110 Cầu Giấy Hà Nội để tố cáo chủ tịch tỉnh Hà Nam là ông Trần Xuân Lộc đã bao che cho tham nhũng. Ngoài ra dân oan tỉnh Hà Nam cũng tố cáo ông Đinh Xuân Cương tham nhũng. Xin mời quý bạn đọc theo dõi buổi nói chuyện của dân oan tỉnh Hà Nam. Tốc Độ 56K Modem Lấy Xuống Máy Nghe Xin bấm vào đây để nghe Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe Đoạn 2 Tốc Độ 56K Modem Lấy Xuống Máy Nghe Xin bấm vào đây để nghe Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe Đặng Hồng Khanh - Thôn Trung - Xã Tiên Ngoại - Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam Lê Ngọc Điện - Thôn Thanh Bồng - Thanh Nghị - Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam Hoàng Đức Doanh - Thị Xã Phỉ Lý - Tỉnh Hà Nam Nguyễn Văn Quý - Xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam 3/ Đổ Văn Trọng - Xóm 9 -Cát Lại - Bình Nghĩa - Bình Lục - Tỉnh Hà Nam Phạm văn Thìn - Xã Thánh Nghị - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam


Dân Tỉnh Hà Nam: Trần Xuân Lộc Tham Nhũng và Đinh Văn Cương Tham Nhũng


 Ông Trần Văn Khiết - Xóm 9 - Cát lại - Bình Nghĩa - Bình Lụt - Tỉnh Hà Nam

Vào ngày 26 tháng 12, 2007, dân oan tỉnh Hà Nam đã kéo lên 110 Cầu Giấy Hà Nội để tố cáo chủ tịch tỉnh Hà Nam là ông Trần Xuân Lộc đã bao che cho tham nhũng. Ngoài ra dân oan tỉnh Hà Nam cũng tố cáo ông Đinh Xuân Cương tham nhũng. Xin mời quý bạn đọc theo dõi buổi nói chuyện của dân oan tỉnh Hà Nam.


 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe
Đoạn 2
 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe
 Đặng Hồng Khanh - Thôn Trung - Xã Tiên Ngoại - Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam

 Lê Ngọc Điện - Thôn Thanh Bồng - Thanh Nghị - Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam

 Hoàng Đức Doanh - Thị Xã Phỉ Lý - Tỉnh Hà Nam

 Nguyễn Văn Quý - Xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam


3/ Đổ Văn Trọng - Xóm 9 -Cát Lại - Bình Nghĩa - Bình Lục - Tỉnh Hà Nam


 Phạm văn Thìn - Xã Thánh Nghị - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam

nguồn: http://www.vietnamexodus.info/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=3124

Tôn giả, Khả tôn thưa ông Nguyễn Phú Trọng


Hoàng Đức Doanh



Chia sẻ bài viết này
(Thư ngỏ của Hoàng Đức Doanh)
Lời đầu tiên kính chúc ông cùng gia quyến mạnh khỏe, an lành.
Tôi tự giới thiệu: Tôi là Hoàng Đức Doanh sinh năm 1946, giới tính Nam.
Trú tại: Tổ 7 phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam đã nghỉ hưu đang sinh sống cùng gia đình có vợ, có con, có cháu.
Tiếp đến tôi cũng xác định rằng tôi không quen ông, chưa gặp ông lần nào chỉ được xem ông trên truyền hình. Tuy vậy tôi cũng khẳng định tôi bình đẳng với ông ở mấy điểm: Cùng sinh thời (ông hơn tôi 2 tuổi), cùng là đàn ông, cùng là người Việt nam. Tôi cũng nhận thấy có sự khác nhau: Ông được học nhiều được giữ nhiều cương vị lãnh đạo, hẳn nhiên kiến thức của ông hơn tôi. Trong thời gian ông được ăn học thì là lúc tôi hành quân vào Nam chiến đấu, hòa bình thì tôi phải trực tiếp lao động sản suất làm ra của cải để sinh nhai nên kinh nghiệm thực tế tôi hơn ông. So về địa vị xã hội giữa ông và tôi thì là một trời một vực...
Tự biết về mình cũng biết về ông như thế nên tôi cố gắng tìm những lời lẽ lịch sự nhất, diễn đạt những ý nghĩ chín chắn nhất thưa chuyện cùng ông.
Kính thưa ông, tôi đã đọc nhiều thư ngỏ gửi đích danh ông Nguyễn Phú Trọng, đích vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt nam. Các lá thư đều ghi tên người gửi cùng với địa chỉ rõ ràng, qua đó tôi được biết có những người hơn tuổi ông, có những người từng trải, đóng góp công sức với dân, với nước nhiều hơn ông, có người là đồng môn của ông, có người tự xưng là cháu xưng hô với ông là bác và nay thì đến lá thư của tôi. Tất cả tựu chung đều là tâm huyết xuất phát từ tấm lòng yêu nước, yêu dân ưu tư cho tương lai dân tộc. Mục đích của tất cả đều mong muốn ông lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ nguy hiểm, lèo lái con tầu Việt nam vượt qua bảo tố phong ba tới bến bờ hạnh phúc.
Tôi đọc kỹ và tôi đồng ý với những lá thư đó về nội dung cho nên tôi không muốn nói thêm và nhắc lại. Thư này tôi đề cập đến vấn đề mới (thực ra thì nó rất cũ) nó tồn tại cùng với dân tộc Việt nam hàng ngàn năm rồi) đó là vấn đề ông có đọc các thư gửi đích danh không, và cách hành sử có theo truyền thống “Tôn giả, khả tôn” của dân tộc mình không?
Kính thưa ông, tôi xin lỗi trước phòng khi tôi phỏng đoán sai. Tôi cho rằng ông không đọc và tôi suy luận thế này: Ông không đọc vì nó là thư ngỏ, nó lại ở trên mạng internet. Là thư ngỏ nên không có việc riêng tư, tất cả là công chuyện nên đã có bộ phận giúp việc sử lý rồi tổng hợp để báo cáo với ông vì thế nên ông không cần đọc. Tôi còn mạo muội nghĩ rằng ông không quen, không thích hoặc không biết sử dụng internet vì lúc ông còn trẻ thì chưa có internet, khi internet phổ biến thì tuổi ông đã cao, rồi lại giữ những cương vị lãnh đạo quan trọng nên không thể dành thời gian mà học. Rê chuột, bấm chuột để đọc khó khăn hơn đọc văn bản trên giấy, không dễ gì bộ phận giúp việc lại in tất cả những thư ngỏ để trình ông và điều quan trọng những lá thư tâm huyết thì đều là “Trung ngôn, nghịch nhĩ” nên bộ phận giúp việc đã ém nhẹm đi, tránh sự bực mình, khó chịu cho ông! Ấy là tôi phỏng đoán vậy.
Kính thưa ông, thời đại càng văn minh, thông tin càng dễ dàng và tiện ích. Những người nổi tiếng và nhất là chính khách thì thông tin liên tục đầy ắp hàng ngày. Biết xử lý thông tin là thể hiện tài ba và uy tín của người đó. Tôi thấy có nhiều thư tâm huyết, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng gửi tới ông mà chưa hề thấy ông phúc đáp. Đấy cũng là bằng chứng để tôi tin rằng ông không đọc thư. Đặt giả thiết ông có đọc nhưng không phúc đáp thì điều đó lại càng đáng trách, không khác mấy việc nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên phản ứng ông mà viết “Vài lời với TBT Nguyễn Phú Trọng. Đúng là “Hậu sinh khả úy” anh Kiên chỉ bằng tuổi con tôi viết gửi ông chưa đầy trang giấy mà sao - không riêng tôi - cả một cộng đồng mạng xôn xao hưởng ứng vì anh đã nói đúng, nói hộ, nói thay bao người rằng ông chưa đủ tư cách để nói với toàn dân về suy thoái đạo đức.
Không ai dám nghĩ chứ chưa nói tới dám chê ông thiếu học thức, lại đang giữ cương vị đứng đầu một đảng, từng nhiều năm là chủ nhiệm hội đồng lý luận Trung ương mà lại phạm những sai sót sơ đẳng vậy!
Những sai sót đó đại diện cho cả dây hệ lụy: Cấp ủy đảng làm thay chính quyền, chức năng quản lý lẫn lộn với chức năng kinh doanh, vai trò của đảng cao hơn dân tộc. Bằng chứng đang hiển hiện nhãn tiền: Uy tín của đảng giảm sút, Trên bảo dưới không nghe; Tham nhũng ngày càng tăng; Các quả đấm thép khoác nợ lên cổ dân; Giáo dục, y tế xuống cấp ở mức báo động đỏ; Tín ngưỡng, văn hóa phá hoại nền tảng đạo đức, tạo dựng một xã hội vô cảm, tắc trách; Cuộc sống bất an trên nhiều phương diện...
Kính thưa ông, những thiếu sót mà ông vướng mắc nó chứng tỏ rằng xã hội hiện nay rất lộn xộn, nhiều khái niệm vị đánh tráo chỉ có lợi cho gian dối phát triển. Khi phát biểu với lãnh đạo Vĩnh Phúc ông đã nhầm, lẫn lộn với cương vị chủ tịch nước, nội dung pháp biểu đã phủ nhận các văn bản có trước dẫn đến tù mù các ý nghĩa đích thực.
Trong cương vị người lãnh đạo là phải nghe ý kiến của người bị lãnh đạo, có nghe cùng chiều, trái chiều thì mới tìm ra sự đúng. Khi kêu gọi góp ý xây dựng hiến pháp nói rằng không có vùng cấm (đương nhiên là không nên cấm). Lúc dân góp ý xây dựng hiến pháp, phản biện hiến pháp thì lại chụp mũ và đe dọa xử lý... Toàn là thứ Tiền hậu bất nhất - nói một đằng làm một nẻo!
Cuối cùng tôi phải nói lên một thực tế để chứng tỏ những ý kiến của tôi là tâm huyết, là xây dựng, nói rõ ra đây không mang mục đích công thần.
Bố tôi là liệt sỹ hy sinh vào thời kỳ chống pháp. Thời kỳ chống Mỹ nhà tôi có 5 anh em trai thì 4 người đi cầm súng, một người là thương binh còn lại nay đều được hưởng lương hưu trí.
Nay nghĩ về tương lai đất nước tôi cảm nhận đang đi vào ngõ cụt. Hàng ngày nhận biết các thông tin hầu hết là buồn lòng. Có vài con số, vài tín hiệu khả quan thì biết rõ chỉ là con số tuyên truyền. Đơn cử chuyện khai thác Bôxit ở Tây nguyên thì rõ, lỗ lớn, thất bại mà vẫn ra sức cổ võ tuyên truyền. Rồi thì bất động sản, rồi chứng khoán, rồi ngân hàng đều là những tín hiệu ảm đạm....
Tôi tự xét thấy phải bắt đầu từ ông, đề nghị ông nên trực tiếp đọc, lắng nghe các ý kiến, phúc đáp các ý kiến, xét thấy quan trọng thì tổ chức đối thoại. Những nước văn minh họ phát huy sức mạnh ở điểm này. Tôi cũng như nhiều người đã viết thư cho ông đều kỳ vọng như vậy, mục đích cuối cùng là dân tộc Việt nam có cuộc sống ngang bằng các nước trong khu vực.
Mấy ý kiến kính gửi ông, chúc ông mạnh khỏe.
15/03/2013
Hoàng Đức Doanh

Hoàng Đức Doanh - Góp ý xây dựng Hiến Pháp

Kính gửi : Ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp Quốc hội Việt nam

Tôi là Hoàng Đức Doanh sinh năm 1946 giới tính : Nam
Trú tại : Tổ 7 phường Hai Bà Trưng thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam

Lai lịch bản thân : Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Chưa có tiền án , tiền sự. là người ngoài đảng và chưa bao giờ có biểu hiện chống đối đảng (tính đến khi viết góp ý).

Thái độ góp ý : Thật tâm, chân thành với mục đích xây dựng . Không nói những điều biết là chưa đúng, Không sử dụng giả dối để biện luận, dẫn chứng.

Bổn phận công dân : Là công dân lương thiện, cao tuổi nên không để ai lợi dụng .Không sợ "chụp mũ" khi nói sự thật , luận bàn về tương lai phải dựa vào tính logic của sự việc, được phép sử dụng kinh nghiệm của nhân loại để viện dẫn. Xây dựng Hiến pháp là trách nhiệm, là thể hiện yêu nước.

Nội dung góp ý:

Hiến pháp Việt nam ra đời năm 1946, đã trải qua 4 lần sửa: 1958, 1980, 1992, 2001, nay là lần thứ 5. Tự điều này nói lên (do hoàn cảnh) chúng ta xây dựng hiến pháp thiếu tầm nhìn, biểu hiện sự chắp vá. Lần sửa 1992 sinh thêm nội dung được ghi gọn vào điều 4 và đến nay vẫn duy trì. Điều này gây nên tranh luận sôi nổi nhất. Nếu giữ điều 4 thì xem như các điều khác ít phải bàn, nếu bỏ điều 4 thì hầu như phải viết lại. Hiện tượng đó nói lên tầm quan trọng của điều 4, nó quan trọng tới mức trước đây bị cấm kỵ , chỉ từ khi ông Phan trung Lý tuyên bố không có vùng cấm thì nhiều người mới lên tiếng .Nội dung điều 4 mặc định đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân Việt nam mãi mãi ( điều 4 không xác định thời gian, được hiểu là vĩnh viễn) nên cần phải bàn thảo kỹ lưỡng.

Nếu ai đồng ý điều 4 là mang quan niệm duy tâm, theo thuyết duy vật thì không có cái gì bất biến, ngay đến một dân tộc cũng vận động, hoặc theo chiều hướng văn minh, hoặc lạc hậu và ai cũng thừa nhận dân tộc là trường tồn. Các đảng phái chính trị luôn thay đổi cho nên giới hạn, chưa có đảng chính trị nào tồn tại vài trăm năm và nếu là cầm quyền thì chưa thể đến trăm năm. Cứ cho là đảng Cộng sản Việt nam muôn năm thì vẫn là giới hạn không thể sánh với dân tộc trường tồn. Luận điểm này phi lôgic, đảng chỉ là một bộ phận của dân tộc. Tiểu tiết không thể bao phủ đại thể.

Vừa qua các ý kiến bảo vệ điều 4 lý luận rằng : vì công lao của đảng, vì tài tình của đảng nên đảng xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo. Khi các vị nói đến công lao, các vị có nghĩ đến tội của đảng không? Giai đoạn 1930 – 1945 chưa thấy ai quy kết đảng mắc tội (hoặc có mà chưa công khai). Giai đoạn 1945 tới nay thì chính đảng – Những người lãnh đạo, văn kiện của đảng -- đã thừa nhận những khuyết điểm của đảng. Có việc đúng nghĩa với cụm từ khuyết điểm, có những việc phải nói là tội lỗi. Khá nhiều người chết oan trong cải cách ruộng đất do đảng gây nên phải gọi là tội ác. Các lần chỉnh đảng, thanh trừng nội bộ, thanh trừng những người bất đồng chính kiến phải gọi là tội .v.v.

Những tội nêu trên vẫn còn là nhỏ, tôi thiết nghĩ tội lớn nhất của đảng là tội đã hơn nửa thế kỷ nay đưa dân tộc Việt nam vào vị thế bất lợi. Đã có lúc chúng ta tự hào Việt nam là tiền đồn của phe XHCN, là người lính tiên phong của 3 dòng thác cách mạng. Nay xem còn mấy người tự hào về điều này và các phương tiện truyền thông cũng không thấy nói đến bởi vì sự thật phũ phàng của Việt nam đã được bạch hóa. Việt nam bị làm con tin của hai phe Cộng sản đối kháng với Tư bản từ hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 , quá trình cho đến nay Việt nam đã nhiều lần bị các nước lớn mang ra "đấu giá" cho nên chúng ta bị quay cuồng chống đỡ, nhân dân gánh chịu nhiều đau thương, mất mát và nay đang tụt hậu cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này. Chúng ta cứ nhầm tưởng chúng ta làm được những điều vĩ đại, rốt cụôc chúng ta đều nằm trong kịch bản của 2 phe đối kháng tạo dựng. Ngày nay khi chúng ta đã hòa nhập với thế giới, nhiều điều trước kia là bí mật quốc gia thì nay đã được công khai, một số vị nguyên là cán bộ cao cấp viết hồi ký giúp cho công luận nhìn rõ quá trình đường đi nước bước của dân tộc sau gần thế kỷ.

Tôi đồng ý với các vị, đảng có nhiều công lao, (trừ những điều mà người ta tâng bốc). Lớp đảng viên tiền bối có nhiều người xứng đáng là anh hùng của dân tộc, họ đã kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha, họ đã không nề hà gian khổ, không tiếc máu xương, nếu so sánh khí phách anh hùng họ không thua kém bất kể thời đại nào trước đó, nhân dân ta đời đời biết ơn họ. Nhưng tiếc rằng những lớp đảng viên kế tiếp chưa đủ thông minh dẫn dắt dân Việt nam được hưởng thành quả của lớp người đi trước, chưa xứng đáng với sự hy sinh cao cả thuộc thế hệ tiên phong.

Điều hành đất nước hiện nay, tôi không nhìn thấy công lao, rất bình thường, có mặt còn chưa đạt mức bình thường nếu đem so sánh với những nhà nước quanh khu vực. Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo có nhiều công lao nhưng không thể con, cháu dòng họ Trần cứ lợi dụng mà kể công với dân tộc. Cho nên lập luận đảng có công lao nên đảng xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo mãi mãi là không thuyết phục. Chúng ta đã phá bỏ tập tục cha truyền, con nối lẽ nào chúng ta chấp nhận sự thừa hưởng, vin vào công lao để thừa hưởng! Mỗi chúng ta còn chấp nhận điều này thì không bao giờ chúng ta tìm thấy người tài!

Tiếp đến còn những ý kiến mang triết lý sổ hưu để bảo vệ điều 4 có lập luận rằng: Bỏ điều 4 thì sổ hưu không còn, những người đang làm việc rồi đây, đến khi hết tuổi lao động sẽ không có lương hưu. Lẽ ra tôi không nên làm mất thời gian của nhiều người về điểm này vì ai cũng dễ dàng nhìn thấy sự vô lý, tôi xin quý vị nhìn sang Liên xô và các nước đông Âu, từ ngày họ không dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản họ có bị mất lương hưu đâu.

Đến đây tôi phải nhấn mạnh điều đang bàn luận hoàn toàn riêng biệt với việc đảng lãnh đạo hiện nay. Hôm nay hoặc mai sau tôi không phản đối đảng lãnh đạo miễn là nhân dân Việt nam đồng ý đảng lãnh đạo theo hình thức đầu phiếu. Nếu đảng vẫn giữ được uy tín trong nhân dân thì tất nhiên là đảng lãnh đạo, nhược bằng không còn uy tín, tức là trong đảng hết người tài thì phải nhường cho những người có tài đảm đương trọng trách. Ở điểm này tôi muốn đảng trả lại nhân dân quyền tự quyết, kiên quyết loại trừ những người ỷ nại vào quyền thừa hưởng. Thiếu người làm việc, thừa người tham nhũng bắt nguồn từ nguyên nhân "con ông, cháu cha – một người làm quan cả họ được nhờ", không khác chế độ phong kiến bao nhiêu. Giữ điều 4 là chúng ta nuôi dưỡng những nhược điểm đó!

Tôi quan niệm trong hiến pháp chứa đựng nhiều vấn đề cơ bản và quan trọng vì nó là luật mẹ, nó phải đảm bảo cho người lãnh đạo quản lý được mọi mặt của xã hội, mặt khác nó lại đảm bảo đời sống an toàn cho mỗi người dân, không bị áp bức, không bị phân biệt, có những quy ước hợp lý giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Muốn đảm trách được chức năng đó nhất thiết hiến pháp phải chứa đựng đầy đủ tinh thần Công ước Quyền con người của L.H.Q mà nhà nước Vn đã ký cam kết, tiếp đến hiến pháp phải đảm bảo đầy đủ Quyền công dân, một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền bầu chọn và quyền bãi miễn người lãnh đạo. Khi người dân sử dụng tốt những quyền này thì tình trạng cửa quyền, tham nhũng không còn đất sống, nội dung điều 4 xem như là thừa.

Khi mà đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng Quyền con người và Quyền công dân trong hiến pháp là chúng ta

đang xây dựng xã hội dân sự. Một mô hình xã hội tiến bộ nhất mà nhiều nước văn minh đang chiếm đa số áp dụng. Xã hội dân sự giải quyết mâu thuẫn bằng lý lẽ do có hiến pháp bảo đảm quyền bình đẳng, tôn trọng ý tưởng do được tự do ngôn luận sẽ giảm thiểu giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.

Kể từ khi quốc hội kêu goị nhân dân góp ý tôi luôn trăn trở, suy tư. Nếu sửa từng điều tôi cảm thấy chắp vá, nhiều chữ mà ý vẫn thiếu. Đến khi 72 nhân sỹ soạn thảo một bản hiến pháp mới tôi thấy hợp với suy nghĩ của tôi và tôi đã ký tên ủng hộ, tôi đứng ở số thứ tự 308 trong danh sách.

Cuối cùng tôi đề nghị quốc hội kéo dài thời gian lấy ý kiến đóng góp ít nhất là 9 tháng. Tôi hy vọng hiến pháp sau lần sửa này sẽ thay đổi được hiện tình đất nước. Số người dân khiếu kiện sẽ giảm, án oan sai giảm, án tồn không còn. Điều kiện để thay đổi không thể còn cách nào khác là phải tam quyền phân lập. Hành pháp, tư pháp, lập pháp là 3 cơ quan độc lập. Quốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất đúng nghĩa, người dân được bầu đại biểu của mình theo đúng ý nguyện, không bị ai can thiệp, các đảng phái chính trị chỉ là một bộ phận trong nhân dân. Người dân được hưởng đầy đủ Quyền con người và Quyền công dân , được hiến pháp thừa nhận và Quốc hội giám sát chặt chẽ.

25/03/2013

 Cựu Chiến binh Hoàng Đức Doanh
 Điện thoại 0987 527 178

Tác giả gửi đến VANGANH.INFO


Nói thay hai liệt sỹ (lần 5)

Cùng có người thân là liệt sỹ, gia đình bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan được hưởng tiền tuất, trợ cấp nhang khói nên bố của bà liệt sỹ: Nguyễn Văn Duyên có nơi thờ phượng đoàng hoàng.

Cùng có người thân là liệt sỹ, gia đình bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan được hưởng tiền tuất, trợ cấp nhang khói nên bố của bà liệt sỹ: Nguyễn Văn Duyên có nơi thờ phượng đoàng hoàng.



Còn bố mẹ của 2 liệt sỹ : Phan Anh Tuyển và Phan Ngọc Vạn lại không hề nhận được tiền tuất cũng như tiền trợ cấp nhang khói, đặc biệt mảnh đất của gia đình còn bị chính quyền chiếm đoạt. Đến nay 2 liệt sỹ vẫn đang bơ vơ bởi không có nơi thờ phượng.


Còn bố mẹ của 2 liệt sỹ : Phan Anh Tuyển và Phan Ngọc Vạn lại không hề nhận được tiền tuất cũng như tiền trợ cấp nhang khói, đặc biệt mảnh đất của gia đình còn bị chính quyền chiếm đoạt. Đến nay 2 liệt sỹ vẫn đang bơ vơ bởi không có nơi thờ phượng.

Dân chủ Việt Nam cao gấp vạn lần dân chủ tư sản của bà Doan là đây sao?

Tôi là Phan thị Thủy Sinh năm 1955 . Số chứng minh 168 438 618
Thường trú: Xóm Hùng tiến, xã Nhân thịnh, huyện Lý nhân, tỉnh Hà nam.
Tôi là em cùng nhà của liệt sỹ Phan Anh Tuyển và liệt sỹ Phan Ngọc Vạn
Quê quán: thôn Vĩnh đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý nhân, tỉnh Hà nam.


Nói thay hai liệt sỹ (lần 4)


Nói thay hai liệt sỹ (lần 3)

Kính gửi: ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước CHXHCN Việt nam

Tôi là Phan thị Thủy Sinh nam 1955 . Số chứng minh 168 438 618
Thường trú: Xóm Hùng tiến, xã Nhân thịnh, huyện Lý nhân, tỉnh Hà nam.
Tôi là em cùng nhà của liệt sỹ Phan Anh Tuyển và liệt sỹ Phan Ngọc Vạn
Quê quán: thôn Vĩnh đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý nhân, tỉnh Hà nam.

Hai anh tôi đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc, lẽ nào 2 anh tôi phải chịu oan khuất. hơn 30 năm qua khói lạnh, hương tàn, không có nơi thờ cúng vì đất của bố mẹ tôi bị chính quyền cướp trắng, các quyền lợi theo chính sách không được hưởng một tí gì, tiền hương khói theo chính sách của 2 liệt sỹ vẫn nằm ở Sở Lao động & Thương binh Xã hội tỉnh Hà nam. Bố , mẹ chúng tôi qua đời vào năm 2000 cũng khó nhắm mắt vì bọn cán bộ tham lam của Xã và Huyện đã biển thủ phụ cấp hàng tháng của bố, mẹ Liêt sỹ và sau đó còn trù úm, bức hại gia đình. Tôi là gái đang sống tại nhà chồng buộc lòng tôi phải nói thay, nói hộ 2 liệt sỹ vì gia đình không còn ai !

Kính thưa ông, Tôi đã có 2 lần nói thay, viết thành văn bản, bỏ chung phong bì gửi tới ông vào ngày 11/6/2013 . Rồi nay vẫn bặt vô âm tín, cho nên tôi lại viết tiếp lần thứ 3 này, kính gửi ông.

Bài liên quan:
Với ông là chủ tịch nước, là cương vị tối cao, cũng là trách nhiệm cuối cùng liên quan đến quyền lợi, đến pháp luật mà đảm bảo sự công bằng.cho dân chúng

Từ hơn 10 năm nay tôi đã có đơn khiếu nại, đòi hỏi quyền lợi của bố mẹ tôi. Hai anh tôi là liệt sỹ báo tử năm 1973 và 1974. Đương nhiên theo chính sách bố mẹ tôi có 2 con là liệt sỹ thì phải được hưởng trợ cấp khi hết tuổi lao động. Theo nghị định 28 và sau này sửa đổi thành nghị định 54 thì bố tôi được hưởng 20 năm, và mẹ tôi được hưởng 27 năm tính đến lúc qua đời (2000)
Suốt cả quá trình đó phu cấp của bố mệ tôi đẫ bị cán bộ Xã thông đồng với cán bộ Huyện chấp chiếm.

Từ năm 2002 đến nay, đơn khiếu nại của tôi đã qua 4 cấp, đã đến tay bà Nguyễn Thi Doan phó chủ tịch nước cho nên Văn phòng chủ tịch nước có công văn số 410 nhắc nhở UB N D tỉnh Hà nam có trách nhiệm giải quyết. Sau đó tôi nhận được thông báo số 55 do phó chủ tịch tỉnh ký có nội dung không giải quyết và nói rõ thêm ; Bà Thủy có quyền đưa vụ việc ra Tòa án Hành chính giải quyết.

Tiếp theo tôi có đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa Hành Chính tỉnh thụ lý nhưng cuối cùng tôi lại nhận được công văn của Toa tỉnh xác định vụ việc của tôi không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Kính thưa ông chủ tịch nước, nếu ông ủy quyền vụ việc này cho bà Doan theo dõi và đôn đốc thì bà Doan rất vô trách nhiệm. Đã 8 năm bà Doan quê ở Hà nam giữ chức vụ phó chủ tịch nước mà bao nhiêu vụ việc mới phát sinh, vụ việc cũ không giải quyết. Sẵn chức quyền bà Doan rất mỵ dân, tiếp xúc cử trị nói đâu ra đấy, mỵ dân bằng cách tích cực thăm viếng Đình Chùa mà thực chất là che chăn cho cán bộ tỉnh làm sai. Một số người ẩn núp vào chiếc bóng của bà Doan để vụ lợi, vụ việc của tôi là một trong rất nhiều vụ việc khác của Hà nam đang là những bức xúc trong dân. Tôi mong ông kiểm tra người giúp việc của ông.

Căn cứ văn bản 410, thông báo số 55 và công văn số 01 của Tòa án thì thấy rằng pháp luật của đất nước không còn ra thể thống gì nữa. Một thứ pháp luật dối quanh, qua 3 văn bản không còn biết công lý đâu nữa: Trên chỉ đạo xuống dưới, Dưới lại bắn sang Tòa. . Tòa lại nói không phải . Người dân còn biết đi đâu ? Tôi đặt giả thiết liệt sỹ Nguyễn Văn Duyên ( bố đẻ bà Doan) cũng xảy ra như liệt sỹ Tuyển và liệt sỹ Vạn liệu bà Doan có đi khiếu nại như tôi hay không ?

Bà Doan chớ nên vô cảm, hoàn cảnh nhà bà cũng có nhiều đau khổ , nhiều mất mát mà sao bà không thông cảm với đông bào ?

Tôi công khai 3 văn bản để mọi người hiểu rõ Pháp luật Viêt nam 

Nhân thịnh ngày 20/6/2013

Phan Thi Thủy


Tác giả gửi trực tiếp đến VANGANH.INFO







Nói thay hai liệt sỹ (lần 2)

Kính gửi ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước CHXHCN Việt nam

(Nhờ các trang Mạng chuyển tải, theo kinh nghiệm 11 năm khiếu nại gửi bằng Bưu điện không bao giờ đến tay)

Tôi là Phan Thị Thuỷ sinh năm 1955 Số CM 168438618
Thường trú : Xóm Hùng Tiến xã Nhân thịnh huyện Lý nhân Hà nam
Tôi là em của Liệt sỹ Phan Anh Tuyển và Liệt sỹ Phan Ngọc Vạn
Quê quán : Thôn Vĩnh đà xã Nhân Mỹ huyện Lý nhân Hà nam

Bà Phan Thị Thủy, photo tác giả cung cấp
Hai anh tôi đã, hy sinh cuôc đời cho nền độc lập dân tộc, lẽ nào các anh tôi phải chịu oan khuất, hơn 30 năm nay khói lạnh, hương tàn, không nơi thờ cúng vì đất của bố mẹ tôi bị chính quyền cướp trắng, các quyền lợi theo chính sách không được hưởng một tí gì, tiền hương khói theo chính sách vẫn nằm ở sở Lao động & Thương binh Xã hội tỉnh Hà nam. Bố mẹ tôi qua đời vào năm 2000 cũng khó nhắm mắt vì bọn cán bộ tham lam đẫ hớt tay trên quyền lợi của bố mẹ Liệt sỹ và sau đó có nhiều hành động bức hại gia đình . Tôi là gái đang sống tại nhà chồng, buộc lòng tôi phải nói thay, nói hộ vì gia đình không còn ai !

Với ông là chủ tịch nước tôi kính thưa như vậy, vụ việc thế nào ông hỏi Văn phòng Chủ tịch nước, khắc rõ.

Bài liên quan:
Trong lần thứ 2 này tôi nói hộ, nói thay cho 2 liệt sỹ tôi muốn gửi tới bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bởi lý do sau đây:

Nhân dân thôn Trẹm Khê xã Chân lý quê hương của bà Doan đều biết tiếng Liệt sỹ Nguyễn Văn Duyên từng là chủ tịch xã Chân lý huyện Lý nhân thời kháng chiến bị quân Pháp bắt được cùng với một du kích khác, chúng đã dẫn 2 người ra sông xử bắn rồi vứt xác xuống sông Hồng.

Khi bà Doan lớn lên rồi đi học cũng chỉ biết vậy về bố đẻ của mình và bà được hưởng chính sách con liệt sỹ. Cả một quãng thời gian dài dằng dặc chắc là bà Doan đã nén đau thương để chuyên chú vào việc học hành và không thể tin rằng có một ngày nào đó bà tìm thấy hài cốt người cha thân yêu của mình. May sao nhờ Hồng phúc tổ tiên, bà học hành giỏi giang, đường quan lộ hanh thông và mong ước tìm thấy phần mộ của cha thành hiện thực.

Tôi tin rằng bà toại nguyện khi đã đưa được hài cốt của cha về nghĩa trang liệt sỹ, chắc rằng bà biết ơn thần linh, cũng không quên biết ơn những người dân ở bờ sông Hồng phía bắc (thuộc về tỉnh Hưng yên), họ đã chỉ dẫn cho bà. Càng phải biết ơn những người không còn biết danh tính, với trái tim đồng loại đã mai táng cho 2 con người xấu số thì bà mới có sự toại nguyện ngày hôm nay.

Điều này thì nhiều người biết, nay tôi nhắc lại là để tỏ lòng tôn kính tất cả những con người đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc bất luận họ hy sinh trong hoàn cảnh nào, và đồng thời đánh thức trái tim bà hồi tưởng lại thời gian mà bà chưa tìm thấy hài cốt người cha và cũng mong bà hình dung ra tôi thân phận người phụ nữ giống bà phải chịu dựng tổn thất của chiến tranh. Từ khi biết tin 2 anh tôi đã hy sinh là một sự mất mát kinh khủng, rồi từ năm 2002 tới nay, đúng 11 năm tôi vác đơn theo kiện. Tôi tin rằng bà cũng như tôi, nguyện sẽ làm hết khả năng cho yên lòng người đã khuất. Chính sách của nhà nước rất rõ ràng rồi hàng năm cứ vào dịp 27/ 07 nhân dân cả nước đều hướng đến chân lý uống nước nhớ nguồn, Vậy mà 2 anh của tôi vẫn lang bạt nợi nào, biết trú ngụ vào đâu ?

Lúc này bà nên dừng đọc để nghe trái tim bà mách bảo. Một trài tim bình thường như nhân dân bờ bắc sông Hồng, vì đâu họ đã mai táng 2 người không quen biết, để đến hôm nay bà được toại nguyện?

Tôi đang chờ đợi một trái tìm bình thường trong bà giao tiếp với tôi, và nếu bà không quản ngại bà về thăm quê hương của 2 liệt sỹ là đồng đội với chồng bà và cũng xứng đáng nằm chung nghĩa trang Liệt sỹ như cha đẻ của bà.

Nếu bà ngại trả lời tôi sẽ tiếp tục gửi tới bà nhiều hơn nữa, sơ rằng lúc đó những lời lẽ lịch sự đã bị cạn ! Kính chúc bà mạnh khỏe.

Tôi gửi kèm vài bằng chứng để làm tin. 


Nhân thịnh ngày10/06/2013

Phan Thị Thủy


Con gà của tôi đâu?


Con gà của tôi đâu?

Hoàng Đức Doanh (Danlambao) - Vào các ngày 20 hàng tháng bà con dân oan trong tỉnh lại tụ tập đông đủ ở phòng tiếp dân của Ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam được tọa lạc trong khuôn viên Sở thanh tra, trên đường Lý Thái Tổ phường Lê Hồng Phong. TP Phủ Lý. Hà Nam.

Trời chưa sáng hẳn mà đã khá đông người chầu chực, có người đến từ đêm để ghi tên xếp hàng trên giấy. Người nào đến trước nhất thì sẽ bỏ ra tờ giấy A4 hoặc tờ giấy xé trong vở học sinh để ghi ngày tháng vào và dĩ nhiên với tên, họ người đó cùng hàng với con số 1. Những người đến sau thì cứ theo thứ tự mà đánh số rồi ghi tên vào. 

Đúng 8giờ, khi mà cán bộ tiếp dân đến mở cửa phòng chờ thì lúc đó sẽ trình danh sách tới tay cán bộ, cũng là lúc mọi người được vào phòng chờ. Nếu ai đến muộn phải nằm ở cuối danh sách thì chắc chắn buổi chiều mới được tiếp và cũng có thể phải về không, lại chờ đến ngày 20 tháng sau. 

Cứ đến hẹn lại lên, kể từ khi Hà Nam tách tỉnh (1998) dân làng An Thái (Bình lục) không phải xuống Nam Định nữa, rút ngắn được một đoạn đường để đến phòng tiếp dân tỉnh Hà Nam. Tính ra đã 7 năm nay đoàn dân oan An Thái lúc nào cũng đông đủ, vào những tháng đông vụ chí kỳ ít nhất họ cũng có 5 người. Họ cắt lượt thay phiên nhưng có 3 ông không kỳ nào vắng mặt là các ông Tống Đức Năng, Tống Đức Vinh và Nguyễn Viết Xuân. Không những ở tỉnh mà các ông đã nhiều lần lên tận Văn Phòng Quốc Hội ở 35 Ngô Quyền, Hà Nội. 

Tuy vậy dân oan An Thái chưa bao giờ được xếp thứ nhất, thứ nhì vì mấy ông ở Ninh Lão (Duy Tiên) thường mang võng xếp hàng từ buổi tối nên họ đã chiếm mất mấy ngôi đầu. Hôm nay cán bộ thông báo Phó chủ tịch Trần Xuân Lộc phụ trách tiếp dân, 

Khi cán bộ mở cửa thông sang phòng chờ xướng tên đến lượt đoàn An Thái thì là mấy ông dắt díu nhau sang phòng tiếp. 

Sau khi yên ổn mỗi người mỗi ghế, trước mặt là cái bàn lớn có gần chục cán bộ ngồi kín 3 chiều bàn. Ông Trần Xuân Lộc ngồi chính giữa, chủ tọa lên tiếng: 

- Với vụ việc của An Thái như các ông biết đấy, tỉnh sát sao chỉ đạo, đã xử lý thích đáng. Chủ tịch xã án tù giam 12 tháng, Bí thư Đảng ủy bị khai trừ Đảng, án treo 6 tháng, Kế toán HTX án treo 12 tháng. Như thế là pháp luật xử lý thỏa đáng, nghiêm minh, không biết các ông còn đòi hỏi gì nữa? 

Phó chủ tịch dứt lời thì ông Tống Đức Năng xin phát biểu: 

- Báo cáo với lãnh đạo tỉnh, vụ việc cán bộ xã An Thái từ nhiều năm, nhân dân chúng tôi phát hiện, có đơn tố cáo, có bằng chứng và chúng tôi theo kiện đã 7 năm nay. Pháp luật thì gọi là tham ô, dân chúng tôi gọi nôm na là ăn cắp, chúng đã liên kết với nhau để ăn cắp của dân, chúng tôi coi chúng như bọn ăn cắp gà chẳng hạn. Khi chúng tôi bắt được, chúng tôi giao bọn ăn cắp cho pháp luật, thể rồi pháp luật xử lý như ông Chủ tọa vừa nói, dân chúng tôi cho là thỏa đáng, pháp luật nghiêm minh. Nhưng hôm nay chúng tôi có mặt tại đây muốn hỏi lãnh đạo, vậy thì con gà của chúng tôi đâu, chúng tôi bắt được kẻ cắp mà chúng tôi vẫn bị mất gà? 

Nghe đến đây gần chục vị cán bộ đều thay đổi nét mặt, có vị còn cúi xuống để che giấu nụ cười. Mấy người dân oan thì biểu hiện bức xúc, thể hiện thái độ, các ông kiên quyết đòi lại con gà mất cắp, con gà có trị giá 120 tấn thóc! 

Phó chủ tịch tỉnh cùng cười và kết luận: Tỉnh ghi nhận ý kiến của dân An thái, tỉnh sẽ chỉ đạo huyện Bình Lục có trách nhiệm trả lại cho dân 120 tấn thóc. 
Hoàng Đức Doanh